Blog - LasenTerol - Giảm mỡ máu, mỡ gan, tăng cường giải độc gan

5 biến chứng nguy hiểm của bệnh gan nhiễm mỡ

Thế nào là bệnh gan nhiễm mỡ?

Gan nhiễm mỡ là tình trạng mỡ trong các mô gan dư thừa quá nhiều, trực tiếp ảnh hưởng đến chức năng gan. Bệnh phổ biến ở những người thừa cân hoặc béo phì hoặc tiểu đường típ II hoặc bị hội chứng chuyển hóa: mắc bệnh tiểu đường, tăng mỡ máu, cao huyết áp. Giai đoạn đầu, gan nhiễm mỡ thường lành tính. Việc phát hiện sớm giúp người bệnh điều chỉnh chế độ sinh hoạt, thay đổi thói quen khoa học tránh biến chứng nguy hiểm đến tính mạng như xơ gan, ung thư gan.

Gan nhiễm mỡ mức độ nhẹ thường có lượng mỡ trong gan dao động từ 5 – 10%, là giai đoạn lành tính, không biểu hiện và không gây nguy hiểm. Lượng mỡ từ 10 – 20% tổng trọng lượng gan được xem là gan nhiễm mỡ mức độ vừa. Đây là giai đoạn nhiều người chủ quan, không để ý đến các triệu chứng như buồn nôn, đầy bụng, khó tiêu, mệt mỏi… khiến bệnh nhanh chóng chuyển biến xấu. Khi lượng mỡ vượt quá 30% được xem là nhiễm mỡ nặng. Lượng mỡ tỉ lệ thuận với sự suy giảm chức năng gan.

Những biến chứng gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ là bệnh mạn tính, diễn tiến nặng, triệu chứng không rõ ràng, một số người bệnh có biểu hiện như mệt mỏi, tức bụng nhưng do chủ quan nên không điều trị tích cực. Nhiều bệnh nhân dù phát hiện bị gan nhiễm mỡ nhưng vẫn chủ quan, coi nhẹ việc thăm khám và điều trị. Thực tế, gan nhiễm mỡ có thể chữa khỏi trong giai đoạn đầu. Nếu không được kiểm soát, gan nhiễm mỡ sẽ phát triển sang giai đoạn sau khiến chức năng gan bị tổn thương nghiêm trọng, kéo theo hàng loạt biến chứng.

  1. Viêm gan

Không phải tất cả gan nhiễm mỡ đều gây viêm gan, mà khoảng 30% trong số người gan nhiễm mỡ có thể bị viêm gan còn gọi là tổn thương gan thoái hóa mỡ không do rượu (non-alcoholic fatty liver disease- NAFD). Tình trạng viêm và tổn thương tế bào gan có nguy cơ gây xơ hóa và xơ gan, là các loại sẹo gan và ung thư gan. Giai đoạn viêm gan thường không có triệu chứng rõ ràng có thể thỉnh thoảng có mệt mỏi, ăn không ngon miệng, nước tiểu vàng, và tình cờ xét nghiệm thấy tăng men gan. Tình trạng viêm lâu ngày gan dễ bị xơ hóa, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe. Người bệnh nên tầm soát định kỳ, phát hiện và điều trị sớm, khả năng bình phục sẽ cao.

  1. Xơ gan

Biến chứng gan nhiễm mỡ có thể dẫn tới xơ gan.

Xơ gan là một trong những biến chứng của gan nhiễm mỡ. Nếu gan nhiễm mỡ không được kiểm soát sẽ phát triển thành xơ gan. Khi các tế bào gan bị tổn thương trong thời gian dài, các mô sẹo liên tục thay thế các mô bị tổn thương dẫn đến xơ hóa gan và xơ gan, khoảng 5-10% những người bị tổn thương gan thoái hóa mỡ không do rượu tiến triển thành xơ gan. Biến chứng gan nhiễm mỡ gây xơ gan khiến người bệnh có nguy cơ tử vong nếu không được can thiệp kịp thời và áp dụng kỹ thuật điều trị phù hợp. Tỷ lệ tử vong do xơ gan lên đến 85% trong 5 năm nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách.

Bệnh nhân bị xơ gan, cơ thể dễ gặp các triệu chứng như: mệt mỏi, chán ăn, nước tiểu vàng, vàng da, xuất huyết tiêu hóa, giãn các tĩnh mạch tại thực quản hoặc dạ dày, phù chân, chướng bụng, hôn mê gan… Khi gặp biến chứng do xơ gan, bác sĩ có thể đưa ra các phương pháp điều trị bổ sung như sử dụng thuốc ngăn ngừa các biến chứng. Bệnh nhân bị suy gan có thể cần tới giải pháp là ghép gan.

 

 

  1. Ung thư gan

Theo thời gian, mỡ tích tụ trong gan gây viêm gan, xơ gan. Người bệnh không được điều trị, hoặc điều trị chưa hiệu quả, kết hợp tác nhân xấu tấn công khiến các tế bào gan bị tiêu diệt hàng loạt. Quá trình này có thể dẫn tới tình trạng đột biến tự phát và dễ phát triển thành ung thư gan.

  1. Ảnh hưởng đến tim mạch

Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch trong tương lai, bao gồm: bệnh tim mạch vành, suy tim, đột quỵ và rối loạn nhịp tim. Trong đó, các bệnh về tim mạch là một trong những nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất ở bệnh nhân mắc gan nhiễm mỡ không do rượu.

Tình trạng xơ vữa động mạch, viêm hay tăng nồng độ của yếu tố đông máu có liên quan đến rối loạn chuyển hóa lipid. Các dấu hiệu này cho thấy tổn thương tiền xơ vữa động mạch, có nguy cơ cao tiến triển các bệnh tim mạch. Do đó, sàng lọc hệ tim mạch và đánh giá nguy cơ là nhiệm vụ cần thiết trong sàng lọc cho người bệnh gan nhiễm mỡ.

  1. Rối loạn các cơ quan khác

Bệnh gan nhiễm mỡ, ngoài gây biến chứng trên gan, bệnh nhân có thể gặp nguy cơ cao mắc các bệnh lý rối loạn ngoài gan khác như: ung thư đại – trực tràng, bệnh chuyển hóa như loãng xương, bệnh dự trữ glycogen, thiếu hụt vitamin D, loạn dưỡng mỡ… Những biến chứng này kết hợp sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và đe dọa tính mạng người bệnh.

Kiểm soát mỡ máu – chặn đứng bệnh tim mạch

Bệnh gan nhiễm mỡ và máu nhiễm mỡ được xem là căn bệnh của cuộc sống hiện đại, có nguyên nhân chính từ thói quen ăn uống không lành mạnh, khoa học. Bệnh gan nhiễm mỡ và máu nhiễm mỡ là yếu tố nguy cơ của rất nhiều căn bệnh nguy hiểm, như: Xơ gan, bệnh tim mạch, cao huyết áp…

Gan nhiễm mỡ còn gọi là thoái hóa mỡ gan. Đó là tình trạng lượng mỡ tích tụ trong gan > 5% trọng lượng gan. Gan nhiễm mỡ là bệnh khá phổ biến ở các nước phát triển trong đó có Việt Nam. Tỷ lệ người mắc bệnh chiến từ 10  đến 24% dân số. Nhân viên văn phòng ít vận động, người béo phì, nghiện rượu bia, tiểu đường… là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ cao. 10-20% gan nhiễm mỡ có thể tiến triển đến xơ gan và tử vong.

 

 

Để phòng chống bệnh phải thường xuyên khám sức khỏe định lỳ 6 tháng/lần, dùng các thuốc có tác dụng tiêu hủy lượng mỡ thừa trong gan, giảm các thực phẩm nhiều dầu mỡ, giàu cholesterol, hạn chế rượu bia, luyện tập sức khỏe phù hợp.

Máu nhiễm mỡ còn được gọi là rối loạn chuyển hóa lipid máu hay mỡ máu cao. Các bác sĩ cho biết, bình thường trong máu có một tỷ lệ mỡ nhất định, được đánh giá bằng chỉ số xét nghiệm cholesterol và triglycerid… Nếu các chỉ số này cao hơn mức cho phép thì gọi là mỡ máu cao. Trong đó, cholesterol cao là chỉ số đặc trưng của bệnh máu nhiễm mỡ.

Di truyền, yếu tố gia đình, chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý (ăn quá nhiều thịt chó, phủ tạng động vật, tiết canh, hải sản…, uống nhiều rượu bia) là những nguyên nhân dẫn đến rối loạn chuyển hóa mỡ.

Biểu hiện bệnh ở người trẻ thường thầm kín, hầu như không có triệu chứng. Nhiều người chỉ vô tình phát hiện ra bệnh khi khám sức khỏe định kỳ hoặc thấy huyết áp cao, đau đầu thì đi làm thêm xét nghiệm máu thì đã thấy bị mỡ máu cao. Ở người già thì biểu hiện rõ ràng hơn, có đến 90% là tăng huyết áp, đái tháo đường đi kèm với tăng mỡ máu.

Trong khi đó, nếu phát hiện sớm, có người chỉ cần chỉnh chế độ ăn uống và tập thể dục thường xuyên là tỷ lệ mỡ trong máu gần như trở lại bình thường. Trường hợp không đáp ứng được thì dùng thuốc điều chỉnh.

Cũng giống với gan nhiễm mỡ, người bệnh máu nhiễm mỡ cần có chế độ ăn uống và tập thể dục hợp lý, giảm ăn mỡ, phủ tạng động vật, đồ chiên rán, hạn chế rượu bia, uống nhiều nước.

6 bệnh liên quan đến cholesterol cao

Cholesterol cao rất nguy hiểm vì nó làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh nghiêm trọng. Sự tích tụ cholesterol trong máu có thể kết hợp với các chất khác và phát triển thành mảng bám. Mảng bám sau đó bắt đầu phát triển trong mạch máu, và hạn chế lưu lượng máu bình thường đi tới các cơ quan. Điều đó tạo ra nền tảng cho các tình trạng bệnh mãn tính và có thể đe dọa tính mạng. Dưới đây là 5 bệnh liên quan đến cholesterol cao mà bạn nên biết. Những biến chứng gan nhiễm mỡ

1. Liên quan đến suy tim

Cholesterol là một loại chất béo, tồn tại trong máu dưới 2 dạng lipoprotein mật độ cao (HDL) và lipoprotein mật độ thấp (LDL).

HDL được biết đến là một loại cholesterol có lợi vì chúng có khả năng mang cholesterol trở lại gan để thải loại. LDL thì ngược lại, chúng có khả năng vận chuyển cholesterol đến các bộ phận khác trong cơ thể. LDL được coi là một loại cholesterol có hại. Hàm lượng LDL trong máu quá cao có thể khiến chứng bám và thành động mạch và gây tắc nghẽn động mạch. Gây lên bệnh tim thiếu máu cục bộ dẫn đến suy tim

Các động mạch bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn làm giảm lưu lượng máu đến tim, não hoặc các cơ quan khác dẫn đến đột quỵ, đau tim hoặc thậm chí suy tim. Nhìn chung, mức cholesterol HDL cao và LDL thấp giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch.

Gan là cơ quan sản xuất toàn bộ lượng cholesterol cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên các thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày cũng có thể là nguồn cung cấp cholesterol dồi dào. Nồng độ cholesterol trong máu quá cao có thể gây ra một số bệnh lý nguy hiểm. Dưới đây là 5 bệnh liên quan đến cholesterol cao:

 

 

2. Liên quan gây lên tai bến mạch máu não: Nhồi máu não, cơn thiếu máu não thoáng qua hoặc xuất huyết não)

Tại sao cholesterol cao lại có thể làm tăng nguy cơ gây đột quỵ? Câu hỏi trên đã được các nhà khoa học nghiên cứu và trả lời thông qua cơ chế: Quá nhiều cholesterol trong máu có thể khiến các chất béo tích tụ trong động mạch, điều này làm cho động mạch bị thu hẹp và xơ cứng khiến máu khó lưu thông hơn cũng như làm tăng nguy cơ xuất hiện các cục máu đông. Lẽ tất nhiên lưu lượng máu cung cấp cho các cơ quan do đó cũng không được đảm bảo, bao gồm cả não dẫn đến nguy cơ gây đột quỵ cũng theo đó tăng cao.

Cholesterol cao thường không mang đến những triệu chứng đáng chú ý, vì vậy để đảm bảo nồng độ cholesterol ở mức an toàn, cần thường xuyên kiểm tra cholesterol máu, đặc biệt là đối với những người trên 40 tuổi và có những yếu tố nguy cơ dưới đây:

  • Tiền sử mắc các bệnh lý tim mạch
  • Tiền sử gia đình có người bị cholesterol cao
  • Thừa cân, béo phì
  • Mắc tăng huyết áp hoặc đái tháo đường

Nồng độ cholesterol có thể được kiểm tra thông qua những xét nghiệm máu tương đối đơn giản.

Nếu bạn có nồng độ cholesterol trong máu cao và lo sợ điều đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim hoặc đột quỵ hãy đến các cơ sở y tế để thăm khám. Các bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc giúp giảm hàm lượng cholesterol trong máu. Những loại thuốc được gọi chung là statin có khả năng ngăn ngừa sự hình thành các mảng bám trong lòng mạch, qua đó làm giảm nguy cơ mắc đột quỵ

3. Liên quan bệnh tim mạch vành

Nguy cơ chính từ cholesterol cao là bệnh mạch vành. Nếu hàm lượng cholesterol trong máu quá cao chúng có thể tích tụ trong thành động mạch và được gọi là các mảng bám. Theo thời gian, sự tích tụ của các mảng bám này gây ra tình trạng xơ vữa động mạch. Điều này khiến các động mạch bị hẹp, làm chậm quá trình lưu thông máu đến các bộ phận trong cơ thể bao gồm cả tim. Giảm lưu lượng máu có thể dẫn đến đau thắt ngực, đau tim hoặc thậm chí suy tim nếu mạch máu bị bít tắc hoàn toàn.

Một số nghiên cứu đưa ra kết luận về việc tiêu thụ cholesterol mỗi ngày không nên vượt quá ngưỡng 300 miligam. Tuy nhiên mới đây, các nhà khoa học Mỹ đã đưa ra khuyến cáo cần hạn chế tiêu thụ cholesterol một cách tối đa. Các nghiên cứu và thử nghiệm được thực hiện đã chứng minh rằng chế độ ăn uống lành mạnh với hàm lượng cholesterol thấp có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở những người trưởng thành.

Một nghiên cứu kéo dài tám tuần được công bố năm 2016 đã chỉ ra rằng cholesterol LDL tăng cao là yếu tố nguy cơ của các bệnh tim mạch. Ngoài ra các acid béo trong chế độ ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của bệnh tim. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng thực hiện một số thay đổi nhỏ trong chế độ ăn uống hàng ngày để giảm hàm lượng cholesterol có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim trong tương lai.

 

 

4. Liên quan bệnh mạch ngoại vi

Bệnh mạch máu ngoại vi là một rối loạn lưu thông máu mà nguyên nhân trực tiếp là tình trạng xơ vữa động mạch do hàm lượng cholesterol trong máu quá cao. Trong bệnh mạch máu ngoại vi, các mạch máu bên ngoài tim và não bị hẹp, tắc nghẽn hoặc co thắt. Hiện tượng này có thể xảy ra ở cả động mạch và tĩnh mạch. Bệnh mạch máu ngoại vi khiến người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và đau đớn thường là ở phần chi dưới và cơn đau sẽ cải thiện khi được nghỉ ngơi. Trong bệnh mạch máu ngoại vi, các mạch máu trở nên hẹp dẫn đến lưu lượng máu giảm. Điều này xảy ra là do xơ cứng động mạch hoặc co thắt mạch máu.

Bệnh động mạch ngoại biên (PAD) là tình trạng phổ biến nhất của các bệnh liên quan đến mạch máu ngoại vi. PAD chỉ xuất hiện trong các động mạch, mang máu giàu oxy từ tim cung cấp cho các cơ quan khác. Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ có khoảng 12% đến 20% những người trên 60 tuổi mắc bệnh động mạch ngoại vi.

5. Cholesterol cao hay đồng hành cùng bệnh đái tháo đường

Ngày nay trên thế giới không hiếm gặp những trường hợp vừa mắc đái tháo đường và vừa có hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao. Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ đã đưa ra tuyên bố rằng bệnh đái tháo đường làm giảm hàm lượng cholesterol có lợi (HDL cholesterol) và làm tăng hàm lượng cholesterol có hại (LDL cholesterol). Cả hai yếu tố trên đều làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch cũng như đột quỵ

Theo khuyến cáo của các nhà khoa học: Mức cholesterol LDL dưới 100 mg/dL máu được coi là lý tưởng trong khi từ 100 – 129 mg/dL máu là gần lý tưởng và 130 – 159 mg/dL máu là mức cholesterol LDL tối đa của mỗi người.

Người bệnh có thể mắc đồng thời cholesterol cao và bệnh đái tháo đường

Như đã đề cập ở phần trên, hàm lượng cholesterol máu cao có thể khiến chất béo tích tụ bên trong lòng mạch gây hiện tượng xơ vữa động mạch, điều này khiến lưu lượng máu giảm và gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các cơ quan, đặc biệt là tim và não. Sự tác động của cholesterol cao đến nguy cơ bệnh tim mạch và đột quỵ là không cần bàn cãi. Tuy nhiên các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được mối liên quan cụ thể nào giữa cholesterol cao với bệnh đái tháo đường. Trong một nghiên cứu được công bố gần đây, các nhà nghiên cứu mới chỉ tìm ra mối tương tác giữa lượng đường trong máu, lượng hormone insulin và hàm lượng cholesterol. Trên thực tế có nhiều trường hợp, ngay cả khi lượng đường trong máu luôn ở mức bình thường và ổn định thì hàm lượng cholesterol LDL vẫn có thể tăng lên.

 

 

6. Liên quan bệnh tăng huyết áp

Thực tế đã chỉ ra rằng, tất cả những người có hàm lượng cholesterol cao và đã phải sử dụng đến thuốc cũng như thay đổi một số thói quen hàng ngày để điều trị luôn cần theo dõi sát chỉ số huyết áp của mình. Những người có hàm lượng cholesterol cao cũng thường xuyên phải đối phó với tình trạng tăng huyết áp.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), huyết áp cao là tình áp lực của máu lên các thành mạch luôn ở mức cao. Một trong số nguyên nhân dẫn tới việc tim phải tăng cường hoạt động để bơm máu đến các cơ quan khác là do thành mạch bị xơ vữa khiến lưu lượng máu giảm. Mà nguyên nhân chính của tình trạng xơ vữa thành mạch là do hàm lượng cholesterol tăng cao, đặc biệt là cholesterol LDL.

 

 

Theo thời gian, áp lực máu lên thành mạch quá cao có thể làm tổn thương các động mạch cũng như các mạch máu khác. Những tổn thương này có thể dẫn đến sự tích tụ nhiều mảng bám cũng như khiến động mạch ngày càng hẹp hơn do hàm lượng cholesterol trong máu quá cao. Bên cạnh đó, tim cũng phải hoạt động nhiều hơn để bơm máu đến các cơ quan khác, khiến cơ tim cũng theo đó mà tổn thương. Cả cholesterol cao và tăng huyết áp cùng lúc xảy ra và tác động khiến sức khỏe tim mạch của người bệnh suy giảm. Theo thời gian, huyết áp và hàm lượng cholesterol cao có thể gây ra các tổn thương ở một số cơ quan đích như mắt, thận, não,….

Tăng huyết áp có thể xảy ra đối với người cholestol cao

Lượng cholesterol cao nếu không được điều trị có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe bao gồm cả 5 bệnh lý nêu trên, thậm chí dẫn đến tử vong. Tuy nhiên người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát tình trạng này và giúp họ tránh các biến chứng. Phương pháp hiệu quả nhất là thường xuyên kiểm tra hàm lượng cholesterol trong máu, bên cạnh đó là tập thói quen sống, ăn uống, sinh hoạt lành mạnh và tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định điều trị từ bác sĩ. Một chế độ ăn uống cân bằng, tập thể dục thường xuyên và hạn chế thuốc lá cũng như các chất kích thích có thể giúp bạn duy trì một cơ thể khỏe mạnh.

Cholesterol cao có thể dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm. Do đó, ngay từ bây giờ, bạn cần tạo cho mình một thói quen sinh hoạt, ăn uống khoa học để phòng và điều trị bệnh. Để bảo vệ sức khỏe tốt nhất, bạn nên kiểm tra sức khỏe tổng quát thường xuyên để có thể theo dõi lượng cholesterol trong máu, có những biện pháp can thiệp khi cần thiết đồng thời sớm phát hiện ra các vấn đề sức khỏe khác.

Ngoài lượng cholesterol toàn phần cao, cần phải chú ý đến sự tăng của Triglyceride. là một dạng chất béo mà cơ thể chúng ta vẫn tiêu thụ mỗi ngày. Triglyceride cũng là một trong những thành phần chủ yếu của mỡ động vật, thực vật. Sau khi cơ thể tiêu hóa Triglyceride sẽ được tiêu thụ dưới dạng năng lượng tế bào khi di chuyển trong mạch máu. Nếu cơ thể tích tụ Triglyceride quá lớn sẽ khiến chỉ số mỡ máu Triglyceride cao và gây hại cho cơ thể. Triglyceride bám vào các thành mạch gây nên các mảng mỡ bám trên động mạch, cản trở quá trình lưu thông máu. Chỉ số mỡ máu Triglyceride cao cảnh báo nguy cơ xơ vữa động mạchnhồi máu cơ tim,mỡ máugan nhiễm mỡđột quỵđặc biệt gây viêm tụy cấp

Khi xét nghiệm để đánh giá tình trạng mỡ máu, thông thường cần xét nghiệm 4 thành phần:

  • Cholelesterol toàn phần
  • HDL – Cholesterol
  • LDL – Chlesterol
  • Triglyceride

Dấu hiệu cơ thể báo động cholesterol máu cao

Không phải cứ nói đến cholesterol là xấu. Trong cơ thể, lipid này cần thiết cho sự tổng hợp của nhiều loại hormone và góp phần tạo nên sự bền vững của màng bao quanh tế bào.

 

 

Nhiều yếu tố có thể làm tăng mức cholesterol trong máu: Thừa cân (với chỉ số BMI trên 25), chế độ ăn uống không cân bằng (quá nhiều đường, quá nhiều chất béo, quá nhiều sản phẩm chế biến quá kỹ), uống một số loại thuốc (ví dụ như thuốc tránh thai) hoặc các rối loạn tuyến giáp.

Thừa cholesterol trong máu không gây ra các triệu chứng. Nhưng khi mức cholesterol trong máu cao bất thường, các biến chứng có thể xuất hiện – và đây là những biến chứng có triệu chứng.

1 – Đau ngực có thể là dấu hiệu của cholesterol máu cao

Đây là một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy tình trạng dư thừa cholesterol trong máu. Đau ngực là kết quả của sự tích tụ cholesterol trong các động mạch của tim (các động mạch vành), dẫn đến việc cung cấp oxy cho cơ tim kém. Những cơn đau này có thể chỉ xảy ra khi gắng sức (ví dụ như khi đi bộ), hoặc ngay cả khi nghỉ ngơi.

2 – Đau bắp chân

Dư thừa cholesterol có thể khiến các động mạch ở chi dưới bị tắc nghẽn, cơn đau có thể xuất hiện – đặc biệt là ở bắp chân. Cơn đau ở bắp chân không nhất thiết liên quan đến hoạt động thể chất vì chúng có thể xảy ra ngay cả khi nghỉ ngơi.

3 – Rối loạn cương dương

Rối loạn cương dương ở nam giới có thể là dấu hiệu lượng cholesterol máu cao. Nguyên nhân là do cholesterol lắng đọng bên trong các động mạch và ngăn cản máu đến dương vật, từ đó gây rối loạn chức năng cương dương ở nam giới.

4 – Rối loạn thần kinh

Nếu cholesterol tích tụ trong các mạch máu não, các triệu chứng thần kinh có thể xuất hiện: chóng mặt, nhức đầu, nói lắp, tê bì, vấn đề về thị lực … Những dấu hiệu này thường thoáng qua.

5- Khó thở

Dư thừa cholesterol trong máu là một yếu tố nguy cơ tim mạch chính. Do đó, trong trường hợp tăng cholesterol máu, người ta có thể thấy hiện tượng khó thở phát triển khi gắng sức (ngay cả khi nghỉ ngơi) là kết quả của một cơn đau tim.

6 – U vàng ( Xanthomas)

Đó là những khối u nhỏ, lành tính (thường có màu hơi vàng) được tạo thành từ các khối cholesterol. Xanthomas có thể xuất hiện trong chứng tăng cholesterol máu nặng và/hoặc tăng cholesterol máu gia đình. Hãy lưu ý nếu bạn thấy trên cơ thể xuất hiện những u vàng ( thường gặp ở mông, vai, mặt duỗi của tay chân, mặt).

Điều trị và phòng tránh gan nhiễm mỡ cấp độ 1

Nguyên nhân gây ra bệnh gan nhiễm mỡ độ 1

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới gan nhiễm mỡ, chủ yếu đến từ các tác nhân gây ảnh hưởng chuyển hóa mỡ trong gan, làm tổn thương gan, gây kém hiệu quả chức năng gan dẫn tới gan nhiễm mỡ.

Chế độ ăn uống thiếu khoa học

 

 

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng tới tình trạng sức khỏe của bạn. Một cơ thể khỏe mạnh chắc chắn đã được cung cấp bởi một chế độ ăn lành mạnh. Và ngược lại, chế độ ăn uống thiếu khoa học sẽ ảnh hưởng xấu đến cơ thể của bạn, làm hạn chế các hoạt động trao đổi chất trong đó có gan. Khi bạn tiêu thụ quá nhiều các thực phẩm như rượu bia, dầu mỡ, khiến gan phải làm việc quá sức, thực phẩm giàu năng lượng nhưng khó chuyển hóa sẽ khiến gan bị tổn thương, lại dễ gây tích tụ mỡ thừa tại gan.

Béo phì

 

 

Theo nghiên cứu, lượng chất béo trong mô gan tỷ lệ thuận với cân nặng của cơ thể. Những người béo phì có nguy cơ tổn thương mô gan cao từ 61 -94%.

  • Thừa cân béo phì là một yếu tố nguy cơ dẫn đến hiện tượng gan nhiễm mỡ. Khi cơ thể thường xuyên cung cấp lượng chất béo triglyceride vượt ngưỡng cơ thể có thể hấp thu thì sẽ có hiện tượng tích tụ, không chuyển hóa hết, tạo thành nguy cơ gan nhiễm mỡ. Ngoài ra, lượng calo quá cao, cũng khiến cơ thể không chuyển hóa hết thành năng lượng để sử dụng và tích trữ dưới dạng triglyceride.

Đái tháo đường/ tiểu đường

  • Ở bệnh nhân đái tháo đường, axit béo tự do trong máu sẽ tăng điều động trường hợp bệnh nhân hạ đường huyết. Tăng sử dụng axit béo tự do từ mô mỡ vào máu, gan chuyển hóa axit béo tự do thành triglyceride.
  • Bệnh tiểu đường do béo phì chiếm tỷ lệ cao trong nhóm bệnh nhân bị tiểu đường. Mà gan nhiễm mỡ và béo phì có mối quan hệ không thể tách biệt.

Giảm cân quá mức

Giảm cân quá mức sẽ kích thích lipolysis trong cơ thể, các chất béo trong cơ thể sẽ tăng lên nhanh chóng và gia tăng quá trình peroxy hóa lipid, khiến các tế bào gan thương tổn, gây ra gan nhiễm mỡ độ 1.

Rượu

Theo thống kê có tới 60% trường hợp người nghiện rượu mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Lượng cồn cao trong rượu gây độc tính trực tiếp tới triglycerides trong gan, uống nhiều rượu khiến sự oxy hóa mỡ trong gan giảm và hình thành gan nhiễm mỡ độ 1.

Thuốc tây

 

 

  • Một số loại thuốc dùng trong điều trị một số bệnh khác có thể làm thay đổi quá trình tổng hợp protein, can thiệp vào quá trình chuyển hóa của lipoprotein, gây ra gan nhiễm mỡ độ 1.
  • Bệnh có thể khởi phát nhanh chóng nếu bạn dùng nhiều những loại kháng sinh như: Methotrexate, Nifedipine, Perhexiline, Tamoxifen, Acid, Valproic, Amiodarone, Aspirin, Corticosteroid… Hoặc đơn giản là bạn dùng nhiều những thuốc chống siêu vi.
  • Ngoài những nguyên nhân trên thì di truyền và mang thai cũng là một trong những nguyên nhân gây gan nhiễm mỡ độ 1. Yếu tố gen quyết định rối loạn chuyển hóa mỡ trong gan.
  • Gan nhiễm mỡ độ 1 chưa nguy hiểm bằng độ 2, độ 3 bởi vậy bạn có thể lựa chọn việc thay đổi lối sống khoa học để điều trị bệnh.

Gan nhiễm mỡ độ 1 kiêng ăn gì?

Kiêng chất béo, mỡ động vật

 

 

  • Mỡ động vật chứa nhiều axit béo no( bão hòa), có thể tái tạo ra cholesterol, làm tăng lượng cholesterol xấu trong máu( ngoại trừ dầu cá, bởi trong các có chứa nhiều omega-3, omega-6). Mỡ động vật sau khi dung nạp vào cơ thể sẽ chuyển hóa qua gan, khi lượng mỡ tiêu thụ quá nhiều, gan cũng phải hoạt động nhiều hơn khiến suy giảm chức năng, mỡ dư thừa không được bài tiết sẽ tích tụ lại ở gây gan nhiễm mỡ nhiều hơn.

Hạn chế tiêu thụ thực phẩm chứa đường nhân tạo

  • Hàm lượng đường cao là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt những bệnh lý nguy hiểm( béo phì, tiểu đường, gan nhiễm mỡ,…)
  • Đường nhân tạo làm tăng lượng đường trong máu và có thể làm tăng chất béo trong gan. Tránh các loại đường có thể giúp giảm thiểu chất béo trong gan.
  • Các thực phẩm chứa nhiều fructose nên giảm tiêu thụ như: kem đóng hộp, nước ngọt, nước trái cây đóng chai, bánh nướng, bánh ngọt, sốt cà chua, mứt, thạch trái cây,…
  • Khi mua đồ, bạn hãy đọc danh sách thành phần của sản phẩm và loại bỏ nó nếu có chứa nồng độ fructose cao.

Kiêng những gia vị cay nóng

 

 

  • Bệnh nhân gan nhiễm mỡ độ 1 nên kiêng các loại đồ ăn và gia vị cay nóng, vì chất cay có thể làm suy giảm chức năng gan, việc bài tiết chất béo trở nên khó khăn hơn dẫn tới tích tụ mỡ trong gan nhiều hơn.

Tránh dùng các chất kích thích

  • Như đã nói ở trên, rượu, bia và những loại đồ uống chứa chất kích thích là nguyên nhân hàng đầu gây ra gan nhiễm mỡ, bởi vậy chúng thuộc nhóm thực phẩm cấm kỵ với người bị gan nhiễm mỡ độ 1. Nếu người mắc gan nhiễm mỡ độ 1 tiếp tục uống bia rượu tình trạng bệnh sẽ nặng hơn, tiến triển sang gan nhiễm mỡ độ 2, độ 3 và có nguy cơ xuất hiện các biến chứng xơ gan, ung thư gan, …

Gan nhiễm mỡ độ 1 nên ăn gì?

  • Bên cạnh việc hạn chế những thực phẩm không tốt cho gan, bạn cũng cần bổ sung các thực phẩm có lợi cho gan, giúp giảm gánh nặng cho gan:

Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi tăng cường chất xơ, vitamin

 

 

  • Đây được coi là nhóm thực phẩm hàng đầu được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích ăn trong việc điều trị bệnh gan nhiễm mỡ. Bởi các loại rau, củ quả có chứa nhiều chất xơ, vitamin giúp phục chức năng gan, giảm lượng mỡ dư thừa tích tụ trong gan.
  • Bổ sung rau củ trong các bữa ăn hàng ngày là cách đơn giản mà hiệu quả, giúp cải thiện gan nhiễm mỡ. Các loại rau củ giảm gan nhiễm mỡ nổi bật phải kể tới: bông cải xanh, rau cải, rau bina, táo, bưởi, chanh,…

Sử dụng dầu ăn thực vật thay thế mỡ động vật

  • Bệnh nhân gan nhiễm mỡ độ 1 nên thay thế chất béo và mỡ động vật bằng các loại dầu béo có nguồn gốc từ thực vật. Trong dầu thực vật có nhiều axit béo không no, dễ hấp thu hơn mỡ động vật, giảm áp lực cho gan. Trong dầu thực vật có chứa nhiều vitamin E, K, chúng có thể giúp hạ lượng cholesterol trong máu.
  • Bên cạnh đó, việc thay thế cách chế biến các thực phẩm từ chiên, xào sang hấp luộc cũng giúp cho bạn hạn chế tiêu thụ mỡ thừa, giảm áp lực cho gan.

Các loại cá biển tăng cường omega-3

  • Việc bổ sung các loại thực phẩm chứa ít chất béo nhưng vẫn bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể thì không thể bỏ qua cá biển. Đây được coi là thực phẩm tốt cho bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ độ 1 nên ăn gì. Ngoài ra, bạn có thể ăn thêm các loại cá nước hoặc nhộng làm phong phú hơn bữa ăn của mình.
  • Cá biển là loại thực phẩm giàu omega-3, vitamin, khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Ăn nhiều cá cũng giúp giảm lượng cholesterol trong máu, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Loại thực phẩm này cực kỳ có ích cho bệnh nhân gan nhiễm mỡ độ 1. Bạn cũng có thể thay thế cá biển bằng cá nước hoặc nhộng đổi khẩu vị.

Ăn các loại gia vị như hành, tỏi, nghệ

  • Ba loại củ: hành, tỏi, nghệ khá phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình người Việt. Chúng có ý nghĩa sức khỏe và đặc biệt tốt đối với bệnh nhân gan nhiễm mỡ độ 1. Trong tỏi có chứa hoạt chất Allicin giúp kiểm soát lượng cholesterol xấu trong máu và gan. Hay việc bổ sung tinh bột nghệ mỗi ngày giúp tiêu hóa chất béo, phục hồi và làm giảm tổn thương cho gan.

Gan nhiễm mỡ độ 1 nên làm gì để bệnh mau khỏi?

 

 

  • Bên cạnh chế độ ăn uống, người bệnh cũng cần lưu ý thêm một số hướng dẫn dưới đây để giúp bệnh sớm khỏi:
  • Tập thể dụcVận động có thể giúp bạn giảm cân và kiểm soát bệnh gan. Đặt mục tiêu tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày vào hầu hết các ngày trong tuần.
  • Giảm cholesterol:Theo dõi lượng chất béo và đường bão hòa của bạn để giúp kiểm soát mức cholesterol và chất béo trung tính. Nếu chế độ ăn kiêng và tập thể dục không đủ để giảm cholesterol, hãy hỏi bác sĩ về việc dùng thuốc.
  • Kiểm soát bệnh tiểu đường:Bệnh tiểu đường và bệnh gan nhiễm mỡ thường xảy ra cùng nhau. Chế độ ăn uống và tập thể dục có thể giúp bạn quản lý cả hai điều kiện. Nếu lượng đường trong máu của bạn vẫn còn cao, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để hạ thấp nó.
  • Sinh hoạt điều độ:Chế độ sinh hoạt cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe gan của bạn. Hạn chế căng thẳng, áp lực kéo dài, thay vào đó là tạo tâm trạng vui tươi, thoải mái, kết hợp thời gian làm việc và nghỉ ngơi phù hợp, cân bằng.