Tư vấn chuyên gia

Thưa chuyên gia, những bệnh lý nào thường gặp ở gan? Trong đó, bệnh lý nào người Việt thường gặp nhất? Vì sao hiện nay tỷ lệ người trẻ mắc bệnh gan ngày càng nhiều, không chỉ riêng ung thư gan mà còn nhiều loại bệnh khác như viêm gan B, C, gan nhiễm mỡ... Có phải do lối sống, sinh hoạt hay có yếu tố di truyền thưa chuyên gia?

Nước ta là một trong những quốc gia có bệnh lý về gan đứng trong top thế giới. Người dân thường mắc các tổn thương về gan do các nguyên nhân như:

– Rượu bia. Nước ta có tỷ lệ sử dụng rượu bia cao của thế giới, nếu dùng nhiều thì gan sẽ tổn thương nhiều. Viêm gan so rượu, xơ gan, ung thư gan do rượu đứng hàng đầu trong các bệnh về gan ở nước ta.

– Viêm gan virus, đặc biệt là viêm gan virus B. Điều không may mắn là viêm gan virus B lây qua đường từ mẹ sang con nhiều, do đó rất nhiều trẻ bị nhiễm ngay từ lúc sinh ra, và theo thời gian gan sẽ dần tổn thương và đến một giai đoạn nào đó, gan bị tổn thương đến mức viêm gan mạn, xơ gan và ung thư gan.

Ngoài ra có một số bệnh gan khác không thể không nhắc đến là gan nhiễm mỡ, đặc biệt là gan nhiễm mỡ không do rượu. Chúng ta cũng đã biết, uống rượu sẽ bị gan nhiễm mỡ, nhưng hiện nay có những trường hợp gan nhiễm mỡ không do rượu có khuynh hướng gia tăng nhiều. Gan nhiễm mỡ không do rượu là do lối sống, làm việc, chế độ ăn, rối loạn về lipid, các bệnh lý rối loạn về chuyển hóa, đái tháo đường, béo phì, sử dụng thuốc….

Còn có nhiều nguyên nhân gây tổn thương gan như các tình trạng viêm gan do bệnh lý đường mật hay bệnh lý ở tim, những tình trạng viêm gan do thuốc (thuốc điều trị lao, lạm dụng thuốc gia truyền…).

Chào chuyên gia, Xin hỏi cách điều trị Cholesterol cao như thế nào? Có cần dùng thuốc thuốc điều trị cholesterol cao hay không? Cảm ơn chuyên gia đã tư vấn.

Chào bạn. Trong việc điều trị cholesterol cao, chúng ta cần phải thay đổi lối sống. Tích cực vận động, trong chế độ ăn cần:

– Giảm mỡ, hạn chế rượu bia..

– Kiểm soát căng thẳng, stress…

Khi Cholesterol tăng quá cao, ảnh hưởng đến mạch và huyết áp: Giảm vận động, tăng nghỉ ngơi. Điều trị đúng theo hướng dẫn của bác sĩ. Người bệnh chỉ dùng thuốc điều trị cholesterol cao khi thay đổi lối sống và dinh dưỡng không hiệu quả

Mục tiêu điều trị:

Tăng HDL Cholesterol có lợi

Giảm LDL Cholesterol có hại và Cholesterol toàn phần. Hạ triglycerides

Cần điều trị lâu dài và theo dõi từng đợt sau điều trị: 1-3-6-12 tháng…

Chỉ dừng điều trị khi: Cholesterol về bình thường & đã loại trừ các yếu tố bất lợi

Chú ý điều trị các rối loạn kèm theo (nếu có): Rối loạn đường máu, men gan, chức năng thận. Cần kết hợp điều trị các bệnh lý liên quan (rối loạn đường máu, chức năng gan – thận) các triệu chứng liên quan đến rối loạn lipid.

Tốt nhất, bạn nên tới bệnh viện để kiểm tra tình trạng sức khỏe và thực hiện theo chỉ định của những bác sĩ chuyên môn.

Cholesterol cao có thể gây đột quỵ không?

Người bệnh có nguy cơ đột quỵ cao khi lượng cholesterol dư thừa lưu thông trong máu cao. LDL tích tụ trong động mạch làm chậm hoặc chặn dòng chảy của máu giàu oxy và chất dinh dưỡng đến các bộ phận khác nhau trên cơ thể bao gồm cả não. Khi động mạch thu hẹp và cứng lại, các cục máu đông có thể hình thành gây tắc nghẽn, dẫn tới đột quỵ.

Theo Hiệp hội Đột quỵ Mỹ, đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ năm ở nước này. Một trong những biện pháp giúp ngăn ngừa đột quỵ là kiểm soát mức cholesterol ở mức ổn định.

Vì sao tuân thủ lối sống lành mạnh vẫn bị cholesterol cao?

Nếu bạn ăn một chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên nhưng vẫn có lượng cholesterol cao, nguyên nhân có thể do DNA hay nói đúng hơn là do di truyền. Tại Mỹ, cứ 250 người sẽ có một người bị chứng tăng cholesterol máu gia đình (FH), một rối loạn di truyền đe dọa tính mạng gây ra cholesterol cao. Hiệp hội tim mạch nước này khuyến cáo, khi trong gia đình có người mắc cholesterol cao, bố mẹ nên cho trẻ đi kiểm tra định kỳ. Giai đoạn khuyến khích là khi trẻ trên 9 tuổi.

Cholesterol cao ảnh hưởng gì đến cơ thể?

Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) cho biết cholesterol cao có thể dẫn đến xơ cứng và thu hẹp các động mạch. Sự tích tụ mảng bám, sự kết hợp của cholesterol, chất béo, chất thải tế bào, canxi và fibrin… có thể làm giảm hoặc chặn dòng chảy của máu qua động mạch. Thiếu lưu lượng máu đến não hoặc tim làm tăng nguy cơ đột quỵ, đau tim.

Khi nào nên điều trị cholesterol cao bằng thuốc?

Nếu có bệnh sử bị đau tim, đột quỵ, tiểu đường và được chẩn đoán mắc chứng cholesterol cao do di truyền, bạn sẽ cần dùng một hoặc nhiều loại thuốc giảm cholesterol. Bên cạnh dùng thuốc, bạn cũng nên kết hợp với chế độ ăn uống và duy trì tập luyện để việc giảm cholesterol LDL hiệu quả hơn.

Trong một số trường hợp, sau khi thử qua các biện pháp thay đổi lối sống, chế độ ăn uống lành mạnh nhưng mức cholesterol cao chưa được kiểm soát, bác sĩ có thể cân nhắc dùng thuốc nhằm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ .

Gan nhiễm mỡ có mấy cấp độ?

Thông thường, tỷ lệ mỡ trong gan chỉ ở mức dưới 5%. Khi tỷ lệ mỡ cao hơn con số này có nghĩa là bạn đã bị gan nhiễm mỡ. Các cấp độ của gan nhiễm mỡ được chia thành 3 mức với mức độ nặng nhẹ khác nhau:

Mức độ 1: đây là mức độ nhẹ nhất, tỷ lệ mỡ trong gan chiếm từ 5 – 10%.

Mức độ 2: tỷ lệ mỡ chiếm 10 – 25% trọng lượng gan.

Mức độ 3: tỷ lệ mỡ trong gan đã chiếm ≥ 30% tổng trọng lượng.

Biểu hiện của gan nhiễm mỡ

Đối với mỗi giai đoạn cụ thể thì biểu hiện của bệnh cũng sẽ khác nhau. Mức độ 1, 2 thì biểu hiện chưa nhiều, nhất là ở mức độ 1, người bệnh gần như vẫn bình thường, chưa có dấu hiệu bất thường. Còn sang đến mức độ 3, bệnh tiến triển nặng, nhiều biểu hiện rõ ràng, nhất là tình trạng mệt mỏi, chán ăn. Gan đã có nhiều tổn thương, việc điều trị cũng khó hơn. Người bị gan nhiễm mỡ nặng thường có cảm giác chán ăn, ăn không ngon, sợ dầu mỡ và mệt mỏi kéo dài.

Liên hệ Lasenterol

Lưu ý: Quý khách vui lòng nhập đầy đủ thông tin và nội dung cần tư vấn hoặc số lượng sản phẩm cần mua vào form dưới đây, ấn nút gửi