Lá sen khô - LasenTerol - Giảm mỡ máu, mỡ gan, tăng cường giải độc gan

Lá sen khô

Đa phần người ta thường thấy hạt sen được bào chế, chế biến làm thuốc. Thế nhưng lá sen khô cũng là một bộ phận chứa nhiều dược tính dùng để trị bệnh ít được biết đến. Chẳng hạn, y học cổ truyền lấy vị dược liệu này để dưỡng tâm, giảm mỡ máu, an thần và ngừa bệnh ở tim mạch, điều trị huyết áp cao. Cụ thể cách nhận biết và sử dụng thế nào, bài viết sau sẽ thông tin chi tiết.

 

 

Lá sen khô là một trong số rất nhiều bộ phận của cây này có thể dùng làm thuốc

Thông tin về lá sen khô

Lá sen khô là thành phẩm từ lá của cây sen – một loại thảo dược mọc dưới nước, có phần lá, hoa nổi trên bề mặt. Trong những tài liệu y học cổ truyền, lá này được ghi chép là hà diệp hoặc liên diệp. Còn các bộ phận khác cũng dùng để làm thuốc nhưng được phân biệt bằng những cái tên sau: Hạt sen (liên tử), tâm sen (liên tâm tử), gương sen hay phần đế của hoa (liên phòng), nhị sen (liên tu) và ngó sen (ngẫu tiết). Theo ngôn ngữ khoa học, cây sen làm thuốc thuộc họ sen, có tên là Folium nelumbinis.

Mô tả dược liệu

Vị thảo dược lá sen khô là phần mọc trên mặt nước, nối với gốc ở dưới bằng cuống dài có gai nhỏ. Phiến của chúng khá to (đường kính có thể lên đến 60 – 70cm tùy loại và vùng đất). Nhìn tổng thể trông giống hình chiếc khiên.

Bề mặt trên của lá thường hơi nhám và có màu lục tro. Còn mặt dưới lá thì nhẵn bóng, nổi gờ rõ nét và có màu nâu nhạt.

Trên mỗi chiếc lá này thường có từ 17 – 23 gân xuất phát từ cuống lá và tỏa tròn xung quanh như nan hoa.
Lá sen khô hay tươi đều giòn, nhưng khi đã khô hẳn còn dễ vụn nát. Nếu ngửi gần sẽ thấy mùi hương thơm khá dễ chịu.

Đặc điểm phân bố

Cây sen mọc tự nhiên ở các đầm lầy, ao hồ nhiều bùn. Không chỉ ở Việt Nam, các nước khác ở Mã Lai, Châu Đại Dương hay Đông Nam Á khác cũng có. Tại nước ta, loại cây này xuất hiện nhiều hơn cả là vùng Tây Nam bộ. Ngoài ra, hầu khắp các tỉnh đồng bằng đều có. Chúng không chỉ tự sinh trưởng mà còn được trồng để khai thác.

Lá sen khô có tác dụng gì, thành phần ra sao?

Đây là vị thuốc được sử dụng nhiều trong dân gian và Đông y. Tuy nhiên, vì tính hiệu quả của nó, gần đây, nhiều nhà khoa học đã tiến hành phân tích thành phần dược tính trong đó.

Thành phần hóa học

Theo công bố của nhiều công trình nghiên cứu, loại lá này được ghi nhận chứa một số thành phần quan trọng sau:

  • Tamin: Chất này có trong nhiều loại thực vật, bao gồm cả sen. Nó có tác dụng chống oxy hóa mạnh, kháng khuẩn. Nhờ đó đem lại hiệu quả trị một số bệnh do viêm nhiễm nấm ngứa, vi sinh vật…
  • Nuxifcrin: Đây cũng là chất được dùng nhiều trong các loại kem bôi ngoài da. Nó giúp làm mềm, ngăn khô da, tăng độ sáng mịn. Đây rất có thể là thành phần giúp người dân dùng lá sen trị bệnh hăm tã ở trẻ em, chữa mụn hay tình trạng khô môi hiệu quả.
  • Roemerin: Trong lá sen, lá này được đánh giá rất cao bởi những tác dụng lớn như: Kháng nấm, virut, ngừa đông máu, sát trùng, trị hen suyễn, giảm đau, điều hòa nhịp tim và chống loãng xương. Ngoài ra, các nhà khoa học còn đang phân tích làm rõ thêm nghi vấn Roemerin trong lá sen có khả năng chữa ung thư hay không.
  • Nonuxiferin: Cùng với Roemerin, đây cũng là một chất có tác động không nhỏ đến việc điều hòa, làm chậm nhịp tim. Ngoài ra nó còn ức chế tế bào thần kinh ở vỏ não nên được ứng dụng vào nhiều thuốc chữa bệnh.
  • Vitamin C: Một trong những loại vitamin có trong lá này chính là axit Ascorbic (vitamin C). Nhờ thành phần này, lá sen có thể đem lại công dụng gia tăng hệ miễn dịch và chống viêm.
  • Axit hữu cơ: Thành phần này trong lá sen cũng được đánh giá rất cao về tính ứng dụng. Axit hữu cơ ở dạng phân ly sẽ hỗ trợ bệnh nhân đau dạ dày cân bằng pH, kháng lại khuẩn hại. Từ đó hỗ trợ tiêu hóa thức ăn, bảo vệ hệ vi sinh đường ruột.
  1. Trị gan nhiễm mỡ

Người bệnh bị gan nhiễm mỡ trị theo cách:

  • Dùng 20g lá sen kết hợp với lượng tương ứng mạn kinh tử và hạ khô thảo.
  • Thêm vào đó 5 quả ô mai rồi đem rửa và sắc kỹ cùng 1 lít nước.
  • Sau đó lọc bỏ bã và chia nhiều lần cho bệnh nhân uống trong ngày.
  • Lặp lại nhiều lần cho đến khi vấn đề ở gan được cải thiện.
  1. Chữa cao huyết áp

Với những người cao tuổi hay bị cao huyết áp kéo theo nhiều vấn đề khác, dân gian có mẹo:

  • Dùng 20g lá sen kết hợp với 15g quả táo mèo khô.
  • Đem rửa sạch, để róc nước rồi nghiền thành bột để hãm với nước sôi.
  • Mỗi lần dùng 1 lượng nhỏ, đun sôi kỹ khoảng 30 phút để uống ấm.
  • Thuốc này tốt cho cả những người hay đau đầu, hoa mắt.